Đôi nét về những điều đặc biệt trong văn hóa của Nhật Bản
Admin
Th 4 31/07/2024
Nhật Bản là một quốc gia sở hữu thiên nhiên phong phú, phong cảnh đặc sắc. Đất nước này còn mệnh danh là xứ sở hoa anh đào. Nơi đây chứa đựng những cung đường hoa anh đào tuyệt đẹp và thơ mộng. Ngoài ra quốc gia này còn được nhiều người biết đến bởi những nét đặc biệt trong văn hóa. Hãy cùng El Flamico khám phá đôi nét đặc biệt trong văn hóa của quốc gia Nhật Bản ngay nhé.
Sự khác biệt giữa sake nóng và sake lạnh
Sake là loại rượu được xem là rượu quốc dân của đất nước Nhật Bản. Ngoài ra cũng nhận được nhiều lời khen ngợi của các tín đồ yêu rượu trên thế giới.Rượu sake nổi tiếng bởi hương vị thơm ngon đặc trưng và quá trình chế biến công phu. Quy trình sản xuất rượu sake cũng được xem là một nét đẹp văn hóa Nhật Bản được nhiều người người ngưỡng mộ. Nhật Bản là nơi sản sinh ra loại rượu ngon trứ danh này. Nhưng rượu sake nóng và sake lạnh là hoàn toàn khác biệt. Tại Nhật Bản người dân thưởng thức rượu ở nhiều nhiệt độ khác nhau, hương vị sẽ thay đổi theo nhiệt độ. Sake nóng khi thưởng thức ở nhiệt độ từ 30 - 55 độ C, sẽ cảm nhận được hương vị mạnh mã và đậm đà. Mặt khác khi thưởng thức lạnh hương vị sẽ nhẹ nhàng, dễ chịu và sảng khoái hơn.
Rượu sake Nhật Bản
Chuyến tàu điện tĩnh lặng
Ở Nhật Bản việc ồn ào và mất trật tự trên tàu điện được xếp vào hành vi gây khó chịu nhất đối với người khác. Văn hóa yên tĩnh và không ồn ào nơi công cộng là một đặc điểm nổi bật của người Nhật. Trong xã hội Nhật Bản, sự tôn trọng không gian và sự thoải mái của người khác được đặt lên hàng đầu. Người Nhật thường nói chuyện nhỏ nhẹ và tránh làm ồn ở những nơi công cộng như tàu điện, nhà hàng. Họ thường sử dụng các thiết bị di động ở chế độ im lặng. Nếu cần phải nói chuyện, họ sẽ cố gắng nói nhỏ hoặc di chuyển đến khu vực riêng biệt để không làm phiền người xung quanh. Điều này không chỉ thể hiện sự lịch sự mà còn là biểu hiện của tinh thần cộng đồng.
Quan cảnh tàu điện tại Nhật
Những chiếc điện thoại luôn bật âm chụp ảnh
Ở quốc gia này vấn nạn chụp lén phụ nữ rồi tung lên mạng luôn diễn ra mạnh mẽ. Vì thế các nhà sản xuất các thiết bị quay chụp trong nước và ngoài nước khi tham gia vào thị trường Nhật. Đều phải cài đặt tính năng phát ra âm thanh khi chụp ảnh kể cả trong trạng thái im lặng. Để đề phòng và lên án mạnh mẽ vấn nạn đang diễn ra mạnh mẽ mỗi ngày này.
Húp mì tạo ra tiếng động
Ở các quốc gia khác trên thế giới và cả Việt Nam việc ăn uống phát ra tiếng động lớn được xem là bất lịch sự. Bạn không nên làm điều đó nhất là khi ăn cùng với nhiều người khác. Trong khi văn hóa ẩm thực Nhật Bản, việc húp mì phát ra tiếng. Là một hành động được coi là bình thường và thậm chí là đáng khuyến khích. Khi ăn các loại mì như ramen, udon hay soba, người Nhật thường húp mì một cách sồn sột. Hành động này không chỉ giúp mì nguội nhanh hơn, tránh bị bỏng lưỡi. Mà còn được cho là cách thưởng thức trọn vẹn hương vị của nước dùng và sợi mì. Phát ra tiếng khi húp mì cũng thể hiện sự ngon miệng và tôn trọng đối với người nấu. Ở Nhật Bản, âm thanh khi húp mì là một phần của trải nghiệm ẩm thực và văn hóa, tạo nên sự khác biệt độc đáo và thú vị.
Cuồng sự sạch sẽ
Văn hóa sạch sẽ là một đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản. Người Nhật rất coi trọng việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và không gian sống. Từ nhỏ, trẻ em đã được giáo dục việc giữ gìn vệ sinh ở nhà và nơi công cộng. Trên các đường phố, hiếm khi thấy rác thải vì mọi người luôn có ý thức giữ gìn môi trường chung. Ở các nơi công cộng, nhà vệ sinh luôn được giữ gìn sạch sẽ, tiện nghi. Ngoài ra việc cởi giày trước khi vào nhà, phân loại rác trước khi vứt là một điều phổ biến. Văn hóa sạch sẽ không chỉ là thói quen cá nhân. Mà còn là biểu hiện của sự tôn trọng đối với cộng đồng và môi trường sống của người Nhật.
3 kiểu cúi chào khác nhau
Văn hóa cúi chào là một trong những nét đặc trưng quan trọng của người Nhật Bản. Thể hiện sự lịch sự, tôn trọng và khiêm tốn. Cúi chào được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Từ chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, cho đến bày tỏ sự tôn kính. Tùy vào mức độ trang trọng của tình huống, cách cúi chào cũng khác nhau. Dưới đây là 3 kiểu cúi chào trong những trường hợp khác nhau.
Eshaku: Đây là kiểu cúi chào nhẹ nhàng, thường là cúi đầu khoảng 15 độ. Eshaku được sử dụng trong các tình huống thông thường như chào hỏi người quen hoặc đồng nghiệp.
Keirei: Đây là kiểu cúi chào sâu hơn, khoảng 30 độ, thể hiện sự tôn trọng nhiều hơn. Keirei thường được sử dụng trong các tình huống trang trọng hơn, chẳng hạn như trong các cuộc họp kinh doanh, gặp gỡ khách hàng, hoặc cảm ơn ai đó một cách chân thành.
Saikeire: Đây là kiểu cúi chào rất sâu, khoảng 45 độ hoặc hơn, biểu hiện sự tôn kính tối đa và thường được sử dụng trong các tình huống đặc biệt trang trọng hoặc để xin lỗi khi phạm lỗi nghiêm trọng.
Văn hóa cúi chào của người Nhật
>>> Xem thêm: Khám phá các vườn nho tuyệt đẹp trên thế giới