Gạo - Thành phần quan trọng trong sản xuất rượu sake
Thúy Liễu
Th 7 07/09/2024
Rượu sake, một trong những thức uống truyền thống của Nhật Bản. Không chỉ nổi tiếng bởi hương vị đặc trưng mà còn bởi quá trình sản xuất công phu và tỉ mỉ. Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của sake. Gạo chính là nguyên liệu cốt lõi, đóng vai trò then chốt. Từ việc chọn loại gạo phù hợp, đánh bóng đến mức độ chính xác, và sử dụng kỹ thuật ủ men chuyên biệt. Từng hạt gạo đều ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng cuối cùng của rượu sake. Hãy cùng EL FLAMICO đi sâu vào tầm quan trọng của gạo trong sản xuất rượu sake và lý do tại sao gạo lại có vai trò quan trọng đến vậy.
Tại sao gạo lại quan trọng trong quá trình sản xuất rượu sake?
Gạo không chỉ là nguyên liệu chính mà còn là yếu tố quyết định đến hương vị và đặc trưng của rượu sake. Điều này bắt nguồn từ bản chất của rượu sake, một loại đồ uống được làm từ quá trình lên men gạo. Trong quá trình sản xuất, tinh bột trong gạo được chuyển hóa thành đường, sau đó lên men để tạo thành rượu. Vì vậy, chất lượng của hạt gạo ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lên men và từ đó quyết định chất lượng cuối cùng của sake.
Lựa chọn loại gạo phù hợp
Không phải loại gạo nào cũng có thể sử dụng để sản xuất rượu sake. Nhật Bản có những giống gạo đặc biệt được trồng riêng cho mục đích này, gọi là "sakamai." Các giống gạo này có đặc điểm là hạt lớn, chứa nhiều tinh bột, và có cấu trúc lý tưởng cho quá trình đánh bóng.
Quá trình đánh bóng gạo (Seimai)
Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi sản xuất sake là quá trình đánh bóng gạo, hay còn gọi là "seimai." Quá trình này giúp loại bỏ lớp ngoài của hạt gạo. Nơi chứa nhiều dầu và protein – những chất có thể gây ra mùi vị không mong muốn. Mức độ đánh bóng gạo càng cao, lượng tinh bột còn lại trong hạt gạo càng tinh khiết. giúp rượu sake có hương vị thanh khiết hơn.
Ví dụ sake được xếp loại Daiginjo yêu cầu gạo phải được đánh bóng ít nhất 50% so với kích thước ban đầu. Điều này giúp tạo ra rượu với hương vị tinh tế và cao cấp. Trong khi đó, các loại sake bình dân hơn có thể sử dụng gạo với mức đánh bóng thấp hơn, thường khoảng 70%, cho hương vị đậm đà hơn.
Rượu sake dòng Daiginjo cao cấp của thương hiệu Daishichi
Tinh bột trong gạo - Yếu tố quyết định hương vị
Trong quá trình sản xuất rượu sake, tinh bột trong gạo đóng vai trò chuyển hóa thành đường để lên men. Do đó, hàm lượng và chất lượng tinh bột trong gạo rất quan trọng. Gạo với tinh bột tập trung ở phần lõi thường sẽ tạo ra sake có vị ngọt dịu, mềm mại và hương thơm phong phú. Ngược lại, nếu tinh bột phân bổ không đều hoặc có quá nhiều tạp chất. Hương vị của sake sẽ bị ảnh hưởng, thường có vị chát hoặc đắng.
Các loại gạo chuyên dùng trong sản xuất rượu sake
Không phải loại gạo nào cũng thích hợp để sản xuất sake. Trên thực tế, Nhật Bản có những giống gạo đặc biệt được trồng riêng cho mục đích này, gọi là "sakamai". Các giống gạo này có đặc điểm là hạt to, chứa nhiều tinh bột. Và có khả năng đánh bóng cao mà không làm mất quá nhiều lõi tinh bột. Một số giống gạo nổi tiếng trong sản xuất sake bao gồm:
Yamada Nishiki
Được mệnh danh là "vua của các loại gạo sake", Yamada Nishiki là giống gạo được sử dụng phổ biến nhất trong các loại sake cao cấp như Ginjo và Daiginjo. Hạt gạo Yamada Nishiki có kích thước lớn, tinh bột dồi dào. Và khả năng đánh bóng lên đến 70% mà vẫn giữ được lõi tinh bột chất lượng. Đây là loại gạo mà nhiều nhà sản xuất sake danh tiếng tin dùng. Để tạo nên những chai sake tinh tế, có hương vị phức tạp và mượt mà.
Gạo Yamada Nishiki chuyên sản xuất rượu sake
Gohyakumangoku
Gohyakumangoku là giống gạo phổ biến thứ hai trong sản xuất sake. Nổi bật với khả năng tạo ra rượu sake có hương vị nhẹ nhàng, trong trẻo. Giống gạo này thường được sử dụng cho các loại sake Junmai và Honjozo. Nơi mà hương vị của gạo cần phải rõ nét hơn. Với kích thước hạt trung bình và khả năng hấp thụ nước tốt. Gohyakumangoku giúp tạo nên những chai sake dễ uống, thích hợp cho cả những người mới bắt đầu.
Gạo Gohyakumangoku chuyên sản xuất rượu sake
Omachi
Omachi là một trong những giống gạo lâu đời nhất còn tồn tại ở Nhật Bản. Và vẫn được sử dụng trong sản xuất sake cho đến ngày nay. Khác với Yamada Nishiki và Gohyakumangoku, Omachi có hương vị đậm đà hơn. Thường tạo ra những chai sake có độ phức tạp và chiều sâu. Đây là loại gạo lý tưởng cho những ai yêu thích hương vị mạnh mẽ và cá tính trong sake.
>>> Xem thêm: Rượu sake ấm phù hợp cho những ngày đầu thu